TRIỂN KHAI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CỦA TỔ TOÁN
Những vấn đề cơ bản về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực đó là:
Về chương trình giáo dục " chú trọng phát triển năng lực của người học'' được mô tả thể hiện khả năng vận dụng hiệu quả những điều đã học ở trên lớp và biết trải nghiệm vào quá trình học tập và trong dời sống và đề cao khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng vào các tình huống học tập gắn với thực tiễn đời sống, cấu trúc nội dung mang tính cốt lõi không mang tính lý thuyết hàn lâm . Năng lực là sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải quyêt những vấn đề do những tình huống này đặt ra. Cần xác định rõ các năng lực cần có của môn học gồm năng lực chung có thể phát triển ở các môn học khác nhau và năng lực riêng biệt ở môn toán. Hệ thống năng lực cần phát triển ở học sinh có nhiều loại khác nhau và được xây dựng khái quát bao gồm: Năng lực chuyên môn gắn liền với khả năng nhận thức và tâm lý vận động , năng lực phương pháp khả năng về cách tiếp nhận xử lý chuyển hóa giải quyết vấn đề hiệu quả, năng lực xã hội khả năng giao tiếp tương tác trong cộng đồng, năng lực cá thể nhủ động tự tin khẳng định bản thân. Các thành phần trên tương ứng với mục đích học tập học để hiểu biết học để làm việc học để cùng chung sống học để thành người.
Các năng lực chung được phát triển từ các môn học như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo năng lực tư quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực tính toán
Về phương pháp dạy học giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập thông qua hoạt động nhằm rèn luyện và phát triển nhận thức, kỹ năng áp dụng vào đời sống thực tế đồng thời phối hợp các PPDH tích cực chú trọng học sing phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, đa dạng các hình thức dạy học. Học sinh là chủ thể trong quá trình học tập chủ động tích cực sáng tạo
Về KTĐG hướng vào sự phát triển năng lực của mỗi cá nhân, chú trọng khả nằn vận dụng kiến thức kỹ năng với các tình huống khác nhau trong học tập, kết quả đánh giá căn cứ vào mục tiêu bài học và chuẩn KTKN theo định hướng phát triển năng lực và mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đối với học sinh tăng cường đánh giá thường xuyên gắn liền quá trình học tạo cơ hội cho học sinh được tham gia đánh giá.
Sau khi được tập huấn đầu năm học 2014-2015 và năm học này chúng tôi đã triển khai trong tổ bộ môn trong các buổi sinh hoạt tổ, đã yêu cầu quan tâm tới vấn đề tích cực hóa học sinh phát triển nhận thức quan tâm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề có tính phức hợp, gắn liền với thực tiễn. Trong dạy học, phát triển KTKN thông qua thực hành ứng dụng với các hình thức học tập. Dạy học phải phát huy được tính tự giác chủ động , sáng tạo phát triển năng lực tự học. Đồng thời đánh giá khả năng học sinh vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tế, các kiến thức kĩ năng đánh giá ở nhiều lnhx vực học tập và tích hợp với các môn khác đánh giá mọi thời điểm gắn với quá trình học tập.
Chúng tôi, đã cải tiến sử dụng hợp lý PPDH truyền thống, đồng thời kết hợp với các phương pháp tích cực khác, thực hiện theo hướng hành động và tổ chức hoạt động. Sử dụng dạy học tình huống và dạy học giải quyết vấn đề. Sử dụng CNTT trong dạy học
CÁC KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Đối với nhà trường cần có cán bộ cốt cán để hướng dẫn và làm mẫu cho các đồng chí trong tổ học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Cần trang bị thêm các thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ quá trình dạy học.
Đa số giáo viên còn độc quyền trong kiểm tra đánh giá, chú trọng đánh giá định kỳ chưa quan tâm nhận xét đánh giá thường xuyên phát triển năng lực học sinh.